Nguồn gốc sinh tử
Bóng hồng vừa
gác núi. Chim chóc từng đàn lũ lượt bay về tổ, kêu la rộn rịp. Trên con
đường mòn khúc khuỷu, các bác tiều vội vã cất gánh củi lên vai trở về
làng mạc. Tiếng náo động vắng dần. Quang cảnh rừng rú mỗi lúc càng tĩnh
mịch.
Thỉnh thoảng một vài tiếng chuông chùa ngân nga từ xa vọng lại, dường
như để thúc hối những người còn chậm bước chưa ra khỏi cảnh hoang liêu
ghê rợn của núi rừng. Một vài tiếng hú kêu vang và sâu tậ trong hốc núi
càng làm cho những kẻ lạc loài khiếp đảm. Các loài thú dữ đã bắt đầu
cuộc săn mồi thường bữa, chốc chốc điểm lên những tiếng rống ghê người
của chúa tể sơn lâm.
Từ trong thảo am bê mé núi, một vị Thiền sư lưng mang dây bố, tay chống
gậy tre, lần bước trên con đường mòn, tiến dần về phía xóm nhà cạnh mé
rừng. Trời vừa sắp tối, vị Thiền sư đến nơi và đi ngay vào cổng, tìm lại
nhà hai vợ chồng vị cư sĩ đã thọ giáo với ngàị Sau những lời chào hỏi,
hai vợ chồng vị cư sĩ trải chiếu hoa mời ngài an tọạ Trà nước xong,
Thiền sư liền bảo:
- Từ ngày hai ông bà đã thọ giáo theo Phật đến giờ, tôi thường tới lui
để thúc nhắc. Độ này việc tu niệm của ông bà được khá lắm, thật tôi rất
lấy làm vui mừng. Song sự đời có hiệp phải có tan, hôm nay tôi đến đây
để thăm và cũng để tỏ lòng từ giã hai ông bà. Ngày mai này tôi sẽ lên
đường đặng đi giáo hóa một nơi khác. Có lẽ cách nhau lâu, vì vậy tôi
không dám hẹn ngày tái ngộ. Trước khi lên đường, tôi xin dặn lại ít lời
rất thiết, có thể là châm ngôn tu tập hằng ngàỵ Hai ông bà phải cố gắng
niệm Phật đừng để lãng quên, nếu chẳng may có gặp việc gì xảy ra chênh
mếch trong gia đình, ngoài xã hội, nên kiên nhẫn bỏ qua, tự an ủi lấy
lòng. Giả như một trong hai người lâm bịnh nặng sắp đến giờ hấp hối,
người mạnh cần nhất phải cho tĩnh tâm, sửa sang Phật tượng, hộ niệm cho
nhau đến phút cuối cùng; đừng nên than khóc, van kêu, làm cho người chết
phải bối rối, loạn niệm, khó được vãng sanh. Đây là một rối, loạn niệm,
khó được vãng sanh. Đây là một việc khó, mà nhiều người tu hành đã vấp
phải.
Nên tôi xin căn dặn hai ông bà hãy ghi nhớ. Được vậy, dù tôi ở cách xa, vẫn yên hóa đạo.
Dặn dò, chỉ bảo đâu đó xong xuôi, rạng ngày vị Thiền Sư lên đường...
Ngày tháng qua mau, phút chốc đã được hai thu, nhờ y theo lời dạy của vị
Thiền Sư mà thời gian qua, hai vợ chồng vị cư sĩ ăn ở với nhau rất
thuận hòa, hằng ngày làm phước, bố-thí tụng kinh, niệm Phật chuyên cần,
lối xóm nhiều người cảm mến.
Một hôm người chồng bị chứng thương hàn đau nặng. Người vợ chạy thuốc
tìm thầy đã hết hơi mà bịnh đâu vẫn còn nguyên đấỵ Cuối cùng, có một vị
danh y đại tài đã được mời đến do công lao của người anh họ chẳng nại xa
xôi rước về. Sau khi bắt mạch xong, vị danh y bảo:
- Bệnh này không qua khỏi ngày nay, vì mạch đã hết. Vậy bà đừng nên chạy
chữa làm gì nữa cho tốn công hao của, hãy lo liệu những vật dưỡng già
mà thôi.
Người vợ lúc bấy giờ đã tuyệt vọng, tâm thần bà rối loạn, quên hẳn lời
dặn bảo của vị Thiền Sư; người chồng cứ nằm mê man mãi. Trong tình cảnh
này, vì thương chồng, vì tủi phận, người vợ chỉ có nước gục mặt bên
chồng khóc kể liên miên. Mãi đến khi người chồng mở đôi mắt thất thần
nhìn vợ lần cuối cùng, mà người vợ còn ghé mặt sát mặt chồng nức nở van
kêu:
- Mình ơi! Mình nỡ nào chết đi để một mình tôi ở lại sống cô độc lẻ loi;
hồi nào khổ sở có nhau, vui buồn cùng chịu, ngày nay mình bỏ tôi mình
đi một mình! Mình ơi!.
Tội nghiệp người chồng vì nghe lời lẽ quá bi ai của vợ, cảm tình ân ái
bất giác nổi lên, nhìn vợ mà hai hàng lệ thắm tuôn ra, nghẹn thở... rồi
trút linh hồn.
Thần thức ông xuất ra nơi mắt. Người vợ vì gục mặt vào mặt chồng mà
khóc, nên thần thức chui ngay vào lỗ mũi vợ, hóa thành một con sâu.
Chồng mất rồi, vợ lo tròn bổn phận, chôn cất xong xuôi, đám ma cũng khá lớn, những ơn nghĩa lối xóm cũng lo tròn.
Đến khi bà con ai về nhà nấy, bấy giờ bốn bề lặng ngắt, người vợ vì
thương chồng bạc phận, xét nỗi cô đơn hiu quạnh, lại thêm lỗ mũi mỗi
ngày một lớn và đau nhức vô cùng. Nàng cứ ngày đêm kêu gào than khóc,
làm cho những kẻ ở gần, ai cũng phải động lòng thương xót kẻ xấu duyên,
bạc phận.
Một hôm, vị Thiền Sư trở lại và ghé thăm. Nàng vừa thấy Ngài đã hối hả chạy ra khóc than, kể lể...
Vị Thiền Sư ôn tồn bảo:
- Bà hãy nín, sống chết là lẽ thường, hễ có sanh là có tử. Người tu hành
khi bỏ được thân khổ này như quẳng được cái gánh nặng, bà nên mừng giùm
chớ sao lại khóc? Bà còn than khóc thế là bà chưa hiểu đạọ Xinh khuyên
bà hãy nghe tôi, có thương nhớ nên để lòng, lo tu hành cho khuây lãng,
nếu còn nặng lòng ái ân thì khiếp sau lại gặp nhau nữa, vay trả, trả vay
thành một chuỗi oan gia vô cùng tận.
Sau khi nghe vị Thiền sư khuyên bảo, như giải được sự đau buồn, nàng
liền sửa lại mái tóc, rồi tình cờ khịt mũi mạnh văng ra một con sâu khá
lớn.
Thiền sư cả cười bảo:
- Ở đời ít ai có nghĩa hơn bà, ai đời thương chồng mà khóc đến có sâu trong lỗ mũi.
Nàng thẹn quá, toan lấy chân dậm chết con sâu. Vị Thiền Sư vội vàng khoát tay bảo:
- Đừng, bà đừng nên làm thế, vì con sâu ấy là chồng bà vậy.
Nàng lạ lùng hỏi:
- Bạch thầy, chồng tôi suốt đời niệm Phật làm phước, tại sao chết lại sanh vào loài sâu bọ như thế?
Thiền Sư bảo:
- Bà đã quên lời tôi dặn, khi chồng bà chết bà không lo tụng kinh niệm
Phật và khuyên bảo chồng bà khởi chánh niệm, bà lại còn đem tình ân ái
kể khóc than, nên chồng bà khi sắp mất, bị lòng thương vợ, nặng tình ân
ái mà lãng quên chánh niệm. Vì vậy nên thần thức luyến ái không thể vượt
lên cao, mà phải chui vào mũi bà thành sâu thành bọ. Than ôi! Uổng một
kẻ tu hành, đã mong thoát kiếp luân hồi lại còn bị ái ân cột chặt. Thật
có khác nào con cò muốn cất cánh bay cao để thoát ngoài dò, bẫy; nhưng
khốn nỗi nó còn bị sợi dây vô tình cột chặt vào chân. Thế có tội nghiệp
không?
Thiền Sư lại đến gần con sâu khẽ bảo:
- Người trước cũng nghe lời ta chăm chỉ tu hành lẽ ra thời đã được công
đức lành mà sanh thiên hay vãng sanh Cực-lạc, song vì tình ân ái của vộ
chồng người có còn sâu thẳm ngàn trùng, thành ra khi trút hơi cuối cùng
mà còng gây nghiệp chướng nặng nề phải thành loài sâu bọ, thật đáng
thương thay!
Con sâu năm im từ nãy giờ, dường như nó cũng tự biết hổ thẹn ăn năn.
Thiền Sư chú nguyện cho và nhớ công đức lành đã tạo từ trước, nên con
sâu quằn quại một lúc rồi chết, thần thức lại sanh vào cõi người. Người
vợ đã tự hối và phát nguyện tu hành, niệm Phật, trì chí không thối lui,
kết quả bà được vãn sanh.
Người ta cũng không phải chỉ có một đời sống ngắn ngủi mở đầu trên cái
nôi và chấm hết trên cái mồ. Lọt lòng và nhắm mắt chỉ là bình minh và
đêm tối của một thời gian lặng lẽ trôi, không bao giờ tạm ngừng, không
có đầu, không có đuôi.